Định nghĩa
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ trước. Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra 02 hormone chính (Tetraiodothyronine (thyroxine, T4),Triiodothyronine (T3)), cung cấp cho sự phát triển của cơ thể.
Nhân tuyến giáp là tình trạng mô tuyến giáp phát triển bất thường. Nhân tuyến giáp rất phổ biến, đa phần lành tính và có thể điều trị hiệu quả.
Yếu tố nguy cơ
Nhân tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hầu hết không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố nguy cơ của nhân tuyến giáp là:
- Gia đình: thường gặp ở người có anh chị em, cha mẹ mắc bệnh bướu giáp.
- Nữ giới thường gặp hơn nam giới.
- Có yếu tố phơi nhiễm phóng xạ: chụp X-quang, CT-scan vùng cổ, xạ trị vùng cổ.
- Chế độ ăn thiếu iod.
Triệu chứng nhân giáp
Phần lớn bệnh nhân phát hiện nhân giáp là khi đi khám sức khỏe tổng quát có thực hiện siêu âm tuyến giáp.
Những nhân giáp nhỏ lành tính thường không có triệu chứng.
Với những nhân to thì bệnh nhân có thể thấy cổ to ra, khó thở, nuốt nghẹn, thay đổi giọng nói hay khàn tiếng khi bướu chèn ép.
Những nhân giáp có đi kèm sự bất thường của hormone tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp) thường có các triệu chứng toàn thân như: hồi hộp, run tay, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, mất ngủ, mắt lồi.
CHẨN ĐOÁN NHÂN TUYẾN GIÁP NHƯ THẾ NÀO?
a. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tuyến giáp, khai thác bệnh sử, các yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.
b. Khám cận lâm sàng
Xét nghiệm máu: TSH, FT3, FT4.
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh cơ bản phát hiện tổng quan về hình dạng, kích thước, vị trí của nhân giáp, xếp loại Bethesda ( nhóm: I- VI ). Dựa vào xếp loại để phân tầng nguy cơ ác tính của nhân tuyến giá.
Chọc hút nhân giáp bằng kim nhỏ (FNA tuyến giáp): Là một thủ thuật quan trọng , an toàn để lấy tế bào nhân giáp làm giải phẫu bệnh.
Phương pháp điều trị
- Trong trường hợp nhân nhỏ , lành tính có thể theo dõi .
- Trong trường hợp nhân to , chèn ép, thẫm mỹ có chỉ định phẫu thuật .
- Đốt nhân giáp sóng cao tần ( RFA) cũng được chỉ định